Blog

[Review] Shealth trên Galaxy Note 4 – Bạn mua Smartphones để làm gì [P1]

Trước hết mình xin khẳng định mình không phải là một fan của Android hay iOs vì mình từng trải nghiệm và yêu thích cả hai dòng hệ điều hành trên. 

Mình cũng không phải viết bài PR miễn phí cho Samsung mà mình chỉ cảm thấy vài bác mua smartphone hơi phí, chưa sử dụng hết các tính năng của sản phẩm. Mình muốn mỗi người sở hữu smartphone nghĩ rằng: "Tôi là một người tiêu dùng thông mình như chiếc smartphone của mình”, "Tôi sử dụng smartphone để làm cuộc sống mình và mọi người tiện nghi và tốt đẹp hơn” – chỉ đơn giản thế thôi. Nước mình còn nghèo mà, mua cái điện thoại chục triệu chỉ để nghe gọi thì xấu hổ với Bác Hồ lắm.

Vì vậy, mong các bác hãy tạm ngừng những cuộc tranh luận thú vị về việc "Android hay iOs cái nào đẳng cấp hơn” lại một chút để mình chia sẻ kinh nghiệm, cũng như nhận xét về ứng dụng Shealth trên các dòng máy Galaxy mới và cụ thể là Sheath trên Galaxy Note 4.

Cuộc chiến phần cứng trên các thiết bị di động đã đến lúc bão hòa, vì đôi lúc các nhà sản xuất cho ra các thiết bị thực sự quá mạnh mẽ so với nhu cầu hàng ngày của người dùng. Chính vì thế mà mình rất thích một chiếc điện thoại tích hợp mạnh các cảm biến và đồng thời quan tâm nhiều về vấn đề phần mềm hơn. Những phần mềm chăm sóc sức khỏe cho các thiết bị di động không phải là một điều mới mẻ khi chúng xuất hiện trên hầu hết các điện thoại từ Android, iOs lẫn Window Phone, nhưng điều mình thích ở chiếc GN4 chính là nó tích hợp rất nhiều cảm biến dành riêng cho việc chăm sóc sức khỏe.

1. Cảm biến đếm bước chân – không chỉ đơn thuần dành cho những ai chạy bộ


 
Ngoài Sheath ra chúng ta còn dễ dàng kể tên những phần mềm nổi tiếng cho việc chạy bộ, từ lên lịch nhắc nhở hàng ngày, đếm số bước chân và lượng calo tiêu thụ, tính toán và ghi lại bản đường dựa trên GPS và Google Map như:

Runtastic Running & Fitness https://play.google.com/store/apps/details?id=com.runtastic.android&hl=en

My Track

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.google.android.maps.mytracks&hl=en

Tuy nhiên, điều mình muốn nói ở đây là chất lượng và số lượng cảm biến của điện thoại nữa, với cùng 1 phần mềm như nhau nhưng nếu được cài trên 2 điện-thoại-khác-nhau-về-giá-thành thì sẽ có những kết quả khác nhau. Ở những chiếc điện thoại thông dụng, chúng ta chỉ có:

Gyroscope sensor (cảm biến con quay hồi chuyển): Dùng để đo góc nghiêng của điện thoại so với mặt đất (như khi bạn chơi đua xe).
Accelerometer sensor (cảm biến gia tốc): Dùng để đo xem vận tốc của bạn tăng nhanh hay chậm để dự đoán chuyển động.
E-compass (la bàn)

Thì ở Galaxy Note 4 chúng ta còn có thêm:

Direction Sensor (cảm biến hướng xoay của điện thoại để hỗ trợ cho la bàn)
G-Sensor (thực chất là một cảm biến gia tốc thứ hai)
Linear Acceleration Sensor
Rotation vector Sensor


 
Do mình học kỹ thuật nên chém gió hơi khó hiểu, các bạn cứ hiểu đơn giản là mình nhận thấy chiếc GN4 nhận biết bước chân chính xác hơn, phân biệt được đâu là rung lắc khi cầm máy và đâu là khi chạy bộ thực sự, GPS cũng bắt sóng nhanh và chính xác hơn . Điều này khá tiện lợi, nhất là đối với dân văn phòng ít hoạt động như mình. Rất cool khi mình vừa đi chạy bộ buổi sáng, vừa đo nhịp tim, nồng độ oxy và nghe nhạc trông thật là hitech.

Ngoài ra, ứng dụng còn có chế độ nhắc nhở và đưa ra thử thách 1 ngày đi đủ 10.000 bước (mặc định) để bạn có một sức khỏe tốt hơn.

"Một tinh thần minh mẫn chỉ có thể tồn tại trong một thể chất tráng kiện” – mình nghĩ vậy.

4.Cảm biến đo nhịp tim – quan trọng nhiều hơn bạn nghĩ

Những điện thoại không hỗ trợ cảm biến nhịp tim vẫn có thể đo được nhịp tim khi sử dụng cùng lúc camera và đèn flash:https://play.google.com/store/apps/details?id=com.runtastic.android.heartrate.pro&hl=en

Runtastic Heart Rate PRO

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.runtastic.android.heartrate.pro&hl=en

Mình chém gió với các bạn xíu về cái này để các bạn có mấy cái hay để chém lại với bạn bè nhé 
Nguyên tắc hoạt động cũng đơn giản thôi, ngón tay của bạn có các mạch máu và rất mỏng manh để ánh sáng có thể xuyên qua. Khi đèn led chiếu sáng thì cùng lúc đó camera ghi lại những thay đổi rất nhỏ do mạch máu tạo ra, qua một vài bước xử lý ảnh và thuật toán là sẽ bắt được nhịp tim của bạn.

Ứng dụng trên đo nhịp tim khá chính xác mà không cần cảm biến nhịp tim, tuy nhiên trong điều kiện rung lắc như khi đang chơi thể thao, điều kiện ánh sáng mạnh ngoài trời, độ ẩm và độ dày của bàn tay thì bạn cần một cảm biến nhịp tim gắn độc lập thực sự.


 
Người thường xuyên chơi thể thao sẽ có nhịp tim khi nghỉ ngơi từ 40-60 nhịp một phút. Người bình thường có nhịp tim khi nghỉ ngơi từ 60-80 nhịp một phút. Nhịp tim khi chơi thể thao khuyến nghị không quá (220 trừ cho số tuổi) một phút.

Trích dẫn: http://www.sport-fitness-advisor.com/heart-rate-training.html

Thường xuyên theo dõi nhịp tim sẽ cho bạn biết những điều sau:
Bạn có mắc hội chứng nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, để đi đến bác sĩ hay không?
Bạn ước đoán và theo dõi được nguy cơ đột quỵ do tim nhanh hoặc ngưng tim do tim chậm khi mắc phải các hội chứng trên.
Nếu lúc trước nhịp tim bạn 40-60 nhịp một phút và giờ 60-80 nhịp một phút thì bạn cần phải tập thể thao đều đặn hơn.
Cua gái bằng cách nắm tay em để đo nhịp tim, chém gió về sự liên quan giữa "sự đồng điệu của nhịp tim và sự đồng điệu của tâm hồn”.
Xin tiền quà vặt cha mẹ, ông bà dễ hơn bằng cách quan tâm nhịp tim của họ - nên quan tâm thực sự 

Mình xin kết thúc bài viết ở đây, hẹn gặp lại các bạn ở phần 2


Từ khóa: sam sung, samsung galaxy note 4
Chia sẻ:
Blog liên quan
Dịch vụ
  • Đăng tin rao vặt
  • Booking Media
  • Dịch vụ Content
  • Dịch vụ khác
  • Email marketing Online
  • Facebook Marketing
  • Forum seeding
  • Quản trị website theo yêu cầu
  • Quảng cáo Google
  • SEO
  • Hỗ trợ trực tuyến
    Bạch Hạ Dung


    Hotline: 0933 747 137
    Davi Nguyen


    Hotline: 0169 992 5159
    Hoạt động - khuyến mãi
    Sale Off
    Đăng ký nhận khuyến mãi

    Tác phẩm "Cha già cha nghèo" của Robert Kiyosaki

    12 bí quyết tặng quà trong cuộc sống

    5 thành phẩn quan trọng trong tiếp thị Internet

    Download 5 chương sách Làm ít hơn kiếm nhiều tiền hơn

    Design by WebGiaReSG